>>>>>Xem thêm :
Những điều cần lưu ý khi tập yoga giảm cân
Zumba – Bài tập giảm cân hiệu quả
1. Thiết bị công nghệ đeo trên người
Những thiết bị công nghệ đeo trên người đang trở thành trào lưu bùng nổ của giới công nghệ. Các thiết bị như kính, quần áo, đồng hồ, vòng tay, nhẫn, máy tính đeo tay của Jawbone, Fitbit, Apple Watch, Garmin, Chaotic được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu người dùng. Các thiết bị công nghệ này có nhiệm vụ kiểm tra các dấu hiệu về sức khỏe của người dùng, theo dõi mức độ hoạt động, chất lượng của giấc ngủ hay các chỉ số về dinh dưỡng. Những người tập thể thao, ăn kiêng hay người già rất phù hợp.
2. Tập luyện bằng sức nặng cơ thể
Phương pháp tập luyện bằng chính sức nặng của cơ thể chủ yếu dùng sức nặng của cơ thể, không dùng đến sự hỗ trợ của máy tập. Vì vậy người tập sẽ có cơ hội được trải nghiệm nhiều bài tập khác nhau để việc luyện tập trở nên linh hoạt hơn. Bạn có thể thực hiện các động tác như ngồi xổm, kéo tạ, chống đẩy, giãn hông để tăng sức mạnh cơ thể.
3. HIIT
HIIT có nghĩa là luyện tập cường độ cao cách quãng. So với các bài tập tim mạch (cardio) cường độ thấp thời gian dài, HIIT được biết đến là một bài tập hiệu quả hơn xét cả về công dụng giảm mỡ lẫn nâng cao sức khỏe cơ bắp. HIIT là một phương pháp luyện tập, không phải là một bài tập cụ thể. Bạn có thể tập HIIT với bất kỳ dụng cụ nào như dây nhảy, máy chạy bộ, đạp xe hoặc chỉ đơn giản là các bài tập tại chỗ như nhảy cao, hít đất, ngồi xổm không dùng tạ,…
4. Những bài tập tăng cơ
Mọi người kể cả già hay trẻ đều có thể tham gia tập luyện những bài tập tăng cơ để nâng cao sức khỏe. Các bài tập này giúp cải thiện sức mạnh, giảm mỡ cơ thể, gia tăng khả năng trao đổi chất và mật độ xương. Để tăng sức mạnh cho cơ, bạn không cần thiết phải nhắm vào từng nhóm cơ riêng biệt, mà có thể tập vài bài tập chủ đạo với khối lượng tạ nặng. Các bài tập chủ đạo này, ví dụ như squatting, deadlifting và bench pressing , tác động lên nhiều nhóm cơ cùng lúc.
5. Huấn luyện viên cá nhân
Huấn luyện viên cá nhân là người có nhiệm vụ giúp bạn đạt được những mục tiêu về sức khỏe và cơ thể cân đối. Huấn luyện viên sẽ là người bạn đồng hành thích hợp nhất giúp bạn sắp xếp một chế độ tập luyện và dinh dưỡng thích hợp để đạt được mục tiêu của mình.
6. Bài tập tăng sự dẻo dai của cơ bắp
Bài tập tăng sự dẻo dai của cơ bắp giúp hạn chế các chấn thương và tổn thương khớp gối trong quá trình tập luyện thể thao. Đây là một liệu pháp trị vật lí bằng cách xoa bóp, massage lên các vùng cơ bắp bị nhức mỏi. Bài tập này sử dụng một con lăn bọt xốp. Rất đơn giản, bạn chỉ cần đặt con lăn dưới đùi, sau đó dùng tay làm trụ và di chuyển lên xuống cho đều các bắp chân và cố gắng thở đều.
7. Yoga
Mặc dù Yoga giờ đây không còn được ưa chuộng nhiều như trước nhưng nó vẫn được mọi người yêu thích bởi sự đa dạng về bộ môn cũng như lợi ích mà môn học này mang lại. Những loại hình yoga mới như yoga dành cho người béo hay yoga tập trên cát) được mọi người yêu thích hơn cả.
0 Response to "Xu hướng tập luyện Fitness 2016: Mạnh hơn, công nghệ hơn"
Đăng nhận xét